LÀM THẾ NÀO ĐỂ CẢI THIỆN KỸ NĂNG IELTS LISTENING?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CẢI THIỆN KỸ NĂNG NGHE TRONG BÀI THI IELTS

Chào cả nhà. Hôm nay cô Như Ý muốn chia sẻ đến mọi người một số tip liên quan đến KỸ NĂNG IELTS LISTENING mà cô Ý sưu tầm được. Lưu lại để học nha. 

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CẢI THIỆN KỸ NĂNG IELTS LISTENING?

SỰ “VI DIỆU” CỦA REFERENCING TRONG IELTS WRITING TASK 2

1/ Hiểu về bài test

Dù có lẽ bạn biết điều này rồi nhưng thôi cứ ôn sơ lại nè:

  • Bài test kéo dài 30 phút
  • Có tổng cộng 40 câu hỏi, chia làm 4 parts khác nhau
  • Các dạng câu hỏi rất đa dạng

Không có thời gian để lãng phí trong quá trình làm bài, do đó, cần lên kế hoạch làm bài trước khi kì thi bắt đầu. May mắn là chúng ta biết cần phải làm gì trong 4 parts và các dạng câu hỏi dù đa dạng nhưng cũng thường hay lặp lại nhiều lần. 

2/ Hiểu về từng phần thi

2 điều quan trọng cần nhớ: mục đích chung của mỗi phần và có bao nhiêu người nói trong mỗi phần? “Mục đích” ở đây không chỉ là mục đích của cuộc hội thoại mà bạn được nghe, mà còn là kỹ năng nghe hoặc những kỹ năng nào đang được kiểm tra.  Ví dụ, nếu bạn thấy khó hiểu khi 2 hoặc nhiều người đang nói chuyện hoặc bạn thấy việc theo dõi một cuộc nói chuyện học thuật thật khó khăn, hãy tập trung vào cải thiện những phần này. Biết được điểm mạnh nhưng cũng hãy công nhận và khắc phục điểm yếu. 

Vậy mục đích từng phần là để :

Part 1 (câu 1-10): kiểm tra khả năng hiểu tiếng Anh trong các tình huống hàng ngày, ví dụ như hỏi xin thông tin. Luôn phải có 2 người nói. 

Part 2: (câu 11-20): Các bài nói liên quan tới công việc / học tập nhằm cung cấp thông tin. Bạn sẽ cần nghe các thông tin cụ thể. Chỉ có 1 người nói.

Part 3 (câu 21-30): Một nhóm nhỏ thảo luận về chuyện học hành. Có ít nhất 2 người, hoặc có thể lên tới nhiều hơn. 

Part 4 (câu 31-40): Một bài nói theo phong cách của một bài giảng học thuật. Luôn luôn có 1 người nói. 

3/ Sử dụng thời gian để đọc câu hỏi

Bạn được cho thời gian để nhìn vào các câu hỏi trước khi trả lời từng phần. Đây là khoảng thời gian vô cùng quý báu mà bạn cần tận dụng tốt vì nhiều lý do. Đầu tiên, nó cho bạn biết nội dung bạn sắp nghe. Nếu Part 1 được đặt tên là “Cookery classes” và nhìn thoáng qua đề bài, bạn thấy “small classes”, “discount”, “include recipes” và “a special course in skills”, không còn nghi ngờ gì nữa, bạn chuẩn bị nghe một đoạn yêu cầu thông tin về các lớp học này cũng như những thông tin được cung cấp cho người hỏi.

Điều thứ hai là bạn sử dụng khoảng thời gian này để hiểu chắc rằng bạn phải làm gì. Loại bài tập nghe ở đây là gì? Với part 1, loại bài tập thông dụng nhất chính là yêu cầu bạn điền vào một cái bảng với chỉ MỘT TỪ VÀ/HOẶC MỘT CHỮ SỐ với khoảng 10 chỗ trống. Bạn cần dùng thời gian này để xác định chủ đề, loại từ cần điền cho mỗi chỗ trống. Ví dụ, khoảng trống 1 là “how to …(1) and cook with seasonal products”. Từ còn thiếu hẳn là một động từ nếu chiếu theo các quy tắc ngữ pháp. Với câu 7, “The …(7)…Centre, thì khoảng trống hẳn là tên của trung tâm đó. 👍

Do đó, bạn có thể dùng kiến thức ngữ pháp và kiến thức về chủ đề cùng với sự quen thuộc các dạng câu hỏi điển hình trong IELTS để giúp đỡ bạn, ngay cả khi chưa bắt đầu làm test. Và bạn cần làm điều này với mỗi phần. Điều này hẳn là không dễ dàng, cần đến nỗ lực thật sự và sự tập trung. Cho tới khi có mặt tại phòng thi, bạn sẽ thực hành điều này nhiều lần nên đừng lo quá. 

4/  Tốc độ và sự kiên nhẫn

Bài nghe bắt đầu và câu hỏi tuôn ra nhanh chóng, nhưng đợi đã, không phải lúc nào cũng vậy, đặc biệt là với part 2 và 4. Bạn sẽ được cho một khoảng thời gian ngắn để làm quen với topic trước khi câu hỏi xuất hiện. Bạn cần cân bằng giữa việc trả lời câu hỏi và việc lắng nghe CÙNG MỘT LÚC. 

Hầu hết mọi người đều sẽ “lỡ” một câu hỏi. Có lẽ bạn không nghe kịp vì nó nhanh quá. Đừng lo lắng. Bạn cần nhìn nhiều hơn 1 câu hỏi cùng một lúc, tối thiểu là 2 câu. Nhờ đó, nếu lỡ câu 1 thì bạn sẽ sẵn sàng cho câu 2. 

Đương nhiên là bạn sẽ có một chút thời gian cuối giờ để điền đáp án vào answer sheet và sẽ không có vấn đề gì nếu bạn điền vào những đáp án còn trống bằng những phỏng đoán hợp lý. Biết đâu gặp may thì sao. 

5/ Gợi ý và câu hỏi

Nhìn chung, có 3 dạng câu hỏi căn bản:

  1. FILL IN/COMPLETION (điền vào chỗ trống / hoàn thành)
  2. MULTIPLE CHOICE (trắc nghiệm)
  3. MATCHING (Nối)

Tuy nhiên, 3 dạng này sẽ có nhiều biến thể. Cần nhắc lại là bạn hãy biết điểm mạnh và điểm yếu của mình, sau đó luyện tập để biến điểm yếu thành sức mạnh. Một vài “điểm yếu” mà chúng ta có thể bắt gặp với từng dạng là:

FILL IN & COMPLETION 

Dạng này yêu cầu điền một từ và/hoặc một chữ số, hoàn thành bảng, ghi chú hoặc bài tóm tắt. 

Với Part 1, bạn được yêu cầu đánh vần gì đó (tên, địa chỉ), cái này không khó lắm, cơ mà phải làm đúng. Nếu sai một chữ cái là không được tính điểm đâu.

Khi điền từ cũng vậy, sai một ly đi một dặm, cẩn thận lỗi chính tả nha.

Do đó, nếu đánh vần là điểm yếu thì hãy cải thiện nó. Hãy chắc rằng bạn phân biệt được các nguyên âm (a, e, i, o, u). Cẩn thận với những phụ âm khó, như g, j, b, v. Một cách đơn giản là phân loại các âm này thành nhóm:

A, H, J, K,

B, C, D, E, G, P, T, V, Z

F, L, M, N,S, X

I, Y,

O

Q, U, W

R

MULTIPLE CHOICE 

Một kỹ thuật kiểm tra khả năng hiểu vô cùng quen thuộc. Câu hỏi đưa ra 3 lựa chọn (Choose the letter, A, B, or C). Hãy nhìn xem sự khác biệt nhỏ giữa các lựa chọn là gì và lắng nghe cẩn thận. Sự khác biệt có thể nằm ở ngữ nghĩa. Ví dụ: may do v. wants to do v. will do.

Đôi khi bạn nghĩ bạn đã có đáp án rồi, nhưng người nói lại tiếp tục sửa lại và đưa ra một thông tin hơi khác một chút:

“So we’ll send the draft version to our tutor then.

“Yes, alright. But shouldn’t we read them over ourselves again first?”

“I don’t know. Let’s ask Emily what she thinks.”

MATCHING

Dạng này yêu cầu bạn nối một chuỗi những đáp án (kí hiệu bằng các chữ cái) với các câu hỏi tương ứng. Theo nguyên tắc, dạng này không quá khó cơ mà nên tập làm quen với dạng bài này thông qua việc luyện tập. 

Nhận thức được điều này cho tất cả các dạng câu hỏi khác nhau, và thông tin quan trọng đôi khi được lặp lại. 

6/ Chuẩn bị và luyện tập

Có nhiều nguồn IELTS LISTENING để luyện tập. Làm thường xuyên. Kiểm tra số điểm. Ngẫm xem mình sai ở đâu và tại sao sai. Để đạt band 7.0 hoặc cao hơn, bạn nên đặt mục tiêu làm được 34 câu hoặc hơn trong phần Listening. 

Cùng lúc đó, bạn càng luyện nghe chủ động nhiều nguồn khác nhau bao nhiêu, khả năng nghe hiểu của bạn càng tốt bấy nhiêu. “Chủ động” tức là nghe có mục đích. Tìm những chủ đề mà bạn hứng thú trước tiên, những điều mà bạn biết về. Có thể nghe podcast, nghe TED talk, hoặc cái gì cũng được và viết lại một đoạn tóm tắt ngắn sau khi nghe xong. Điều mới mà bạn học được là gì? Hãy nghe lại những phần mà bạn cho là khó và cố gắng tìm ra lý do vì sao chúng khó hiểu. 

Sở thích mỗi người khác nhau, cơ mà tôi sẽ recommend một số podcast đến từ những trang như www.theguardian.com/uk, www.bbc.com, hoặc các nguồn của UK như; The Independent or the Economist. Bạn nên tự do lựa chọn và nhớ rằng, trong bài thi IELTS LISTENING có nhiều loại accent (UK, Ireland, Australia, the USA) nhưng tất cả đều rõ ràng và dễ nghe. 👍👍👍

🌿Nguồn: https://www.ieltspodcast.com/listening/improve-ielts-listening/

👉👉Follow cô Như Ý để được cập nhật các bài học thú vị như này thường xuyên hơn

——————————–

🌸 YES IELTS 8.5 Online Course – HỌC TRỰC TUYẾN HIỆU QUẢ VƯỢT MỨC TƯỞNG TƯỢNG

💻 Website : www.yesielts.net

📩 ieltsnhuy@gmail.com

💬 Chat ngay: m.me/nhuyielts8.5

Nhận xét bài viết!