TỔNG QUAN VỀ CÁCH HỌC IELTS CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU (PHẦN 4)

Bài Nói IELTS gồm 3 phần, tổng thời gian sẽ khoảng 15 phút:

Phần 1 chủ yếu là nói về bản thân bạn, câu hỏi không quá khó, mang tính tán gẫu, giúp bạn thả lỏng.

Để chuẩn bị cho phần 1 tốt nhất, bạn nên thủ sẵn câu trả lời cho một số câu hỏi thường gặp như “Giới thiệu bản thân bạn”, “Bạn đang đi học hay đi làm?”, “Bạn sống ở đâu”. Các câu hỏi gặp ở phần này thường mang tính miêu tả hoặc kể chuyện.

Một lỗi nhiều bạn thường hay mắc phải là câu trả lời quá ngắn, chỉ đủ trả lời cho câu hỏi. Ví dụ khi giám khảo hỏi “Nhà bạn có mấy người?” thì chỉ trả lời là “Nhà tôi có 4 người”. Như vậy là không nên vì bạn không có cơ hội khoe khả năng tiếng Anh của mình. Khi gặp dạng câu như vậy, bạn nên cung cấp thêm thông tin ví dụ như nhà bạn gồm những ai, các thành viên trong nhà đang làm nghề gì,…

Tương tự, với các câu hỏi về ý kiến của bạn, sau khi nêu quan điểm của mình bạn nên giải thích tại sao luôn dù không được hỏi.

Câu trả lời cho phần 1 nên dài từ 3 đến 4 câu.

Để chuẩn bị cho không chỉ phần 1 mà cả phần 2 và 3 trong bài thi Nói, bạn nên thủ sẵn một số từ vựng liên quan đến những chủ đề thường gặp như Ăn uống, Thể thao, Giáo dục, Phim ảnh, Tin tức, Du lịch, Môi trường, Thời Trang… để khi gặp chủ đề liên bạn có thể dễ dàng khoe vốn từ của mình.

Phần 2 yêu cầu bạn phải nói về 1 chủ đề trong vòng 2 phút, có 1 phút chuẩn bị.

Đầu tiên bạn nên tập cách sử dụng 1 phút chuẩn bị cho thật hiệu quả. Trong 1 phút này bạn nên lập dàn ý, chỉ viết xuống key words vì thời gian không có nhiều. Dàn ý của bạn nên dựa trên các câu hỏi gợi ý, đảm bảo mình trả lời đủ các câu hỏi và không bị lạc đề.

Giám khảo sẽ không cho bạn xem đồng hồ bấm giờ trong bài thi nên việc ước lượng được nói bao nhiêu cho đủ 2 phút là rất quan trọng. Điều này bạn sẽ học được qua luyện tập, tuỳ vào tốc độ nói của mỗi người mà soạn nội dung cho phù hợp nhất. Việc luyện tập thường xuyên cũng giúp cho bạn luyện phản xạ, nghĩ sao cho thật nhanh khi gặp một chủ đề xa lạ.

Tương tự như phần 1, có một số câu hỏi hay gặp hoặc có thể dễ dàng sử dụng để trả lời nhiều loại câu hỏi khác nhau, chỉ cần chỉnh sửa một chút. Vì vậy mình khuyên bạn nên chuẩn bị sẵn nội dung để nói về 1 quyển sách, 1 bộ phim, 1 địa điểm, 1 đồ vật yêu thích, 1 người nổi tiếng, 1 kỉ niệm,…

Phần 3 bao gồm trả lời thêm 1 số câu liên quan đến chủ đề ở phần 2

Đây là phần khó nhất vì một số câu hỏi khá là khó, mới nghe xong thì bạn có thể không biết trả lời như nào chứ đừng nói là trả lời sao cho hay, mẫu câu và từng vựng phức tạp. Vì vậy trong phần 3 thì kĩ năng câu giờ để suy nghĩ 1 cách tự nhiên cũng rất quan trọng. Mình giới thiệu với bạn 2 cách:

1. Điều chỉnh tốc độ nói của mình chậm lại để có nhiều thời gian suy nghĩ hơn. Điều này sẽ không thể hiện là tiếng Anh của mình kém vì có nhiều người bản xức vẫn nói rất chậm rãi, người ra sẽ chỉ nghĩ đấy là cách nói của mình. Nhưng bạn chú ý đừng nói chậm quá nhé, căn chỉnh sao cho nghe tự nhiên.

2. Sử dụng một số cụm từ để câu giờ, ví dụ như “Well”, “That’s a very interesting question”, “It is hard for me to say”,…

Trong phần 3 đôi khi câu hỏi có thể khá mơ hồ, nếu không hiểu câu hỏi bạn nên nhờ giám khảo giải thích cặn kẽ hơn, “Can you me more specific?”, “Sorry what do you mean by …”, … thay vì cố trả lời theo ý hiểu của mình và có nguy cơ trả lời sai nhé.

Cho phần 3, câu trả lời của mình tốt nhất nên gồm khoảng 3 ý với supports cho mỗi ý. Khi chuyển từ ý này sang ý nọ, hãy dùng các transition phrase như “Moreover”, Furthermore”, “Last but not least”, “In addition,”… một cách nhịp nhàng nhé.

Cuối cùng bạn cũng nên chú ý paraphrase câu trả lời thay vì lặp lại câu hỏi. Điều này áp dụng với cả 3 phần thi Nói nhé.

Đến đây là kết thúc series Tổng quan về việc thi IELTS cho người mới bắt đầu. Chúc các bạn học IELTS hiệu quả.

Ở các post sau, mình sẽ chia sẻ cụ thể làm thế nào mình đạt IELTS 9.0 cho Đọc và Nghe + 8.0 cho Nói và Viết nhé 

Nhận xét bài viết!